Đánh giá Phan_Châu_Trinh

Tại Việt Nam

Năm 1926, có một sự thức tỉnh trong toàn quốc tiếp theo sau cái chết của một nhà quốc gia chủ nghĩa già – Phan Châu Trinh. Khắp trong nước đều có lễ truy điệu... Chữ "Chủ nghĩa Quốc gia" từ đó được nói và viết công khai. Những giáo viên người Pháp tìm cách ngăn cấm học sinh tham gia các cuộc meeting đó. Nam nữ học sinh ở nhiều trường, đặc biệt là Sài Gòn là nơi tổ chức đám tang, đã tuyên bố bãi khóa. Hai mươi ngàn người đi theo linh cữu mang biểu ngữ viết những khẩu hiệu có tính chất quốc gia chủ nghĩa. Người An Nam chưa hề được chứng kiến một việc to lớn như vậy bao giờ trong lịch sử.[25]
  • Nguyễn Ái Quốc cho rằng: "Cụ Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương, đó là sai lầm chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương"
  • Nhà thơ Tố Hữu:
Muôn dặm đường xa biết đến đâu?Phan Châu Trinh lạc lối trời Âu.[26]Cụ Tây Hồ là người mở đường cho phong trào Duy Tân ở nước ta. Lập Nghĩa Thục, một phần công lớn là của Cụ, gây tư tưởng mới ở Quảng Nam là Cụ, đi khắp nơi diễn thuyết là Cụ, khuyên quốc dân cắt tóc là Cụ, liệng cái Phó bảng mà lập ra hiệu buôn cũng là Cụ, bỏ tục nhuộm răng, vận âu phục bằng nội hóa thì người đầu tiên cũng lại là Cụ.[27]Qua những vấn đề tư tưởng yêu nước của Phan Châu Trinh được sơ bộ phân tích, có thể thấy rằng đường lối khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, đường lối chống chủ nghĩa thực dân Pháp nhằm giành lại độc lập tự chủ, lập chế độ quân chủ lập hiến hay chế độ cộng hòa dân chủ, và nhằm đưa nước nhà phát triển theo Tây phương, thực chất là tư tưởng tư sản chứ không phải cái gì khác. Tư tưởng dân chủ tư sản ở Tây phương đầu thế kỷ XX rõ ràng là đã lạc hậu quá rồi bởi vì bấy giờ Tây phương đứng trước ngưỡng cửa của cách mạng vô sản, xã hội chủ nghĩa. Nhưng đối với Đông phương nói chung, với Việt Nam nói riêng, tư tưởng dân chủ tư sản hãy còn đóng vai trò tiến bộ, còn có một ý nghĩa cách mạng, bởi vì Đông phương và Việt Nam lúc này còn phải làm cuộc cách mạng dân chủ tư sản.[28]Chủ trương của Phan Châu Trinh là muốn thi hành một chính sách cải lương cho dân tộc Việt Nam... Chủ trương của ông quả là không tưởng... Về sau này, nhờ sống 15 năm trên đất Pháp, ý thức cách mạng của ông đã tiến bộ nhiều qua bài diễn thuyết về đề tài "Quân trị và dân trị" vào đêm 19 tháng 11 năm 1925 tại Sài Gòn.Dù có những nhận định khác nhau về lập trường chính trị Phan Châu Trinh, nhưng không ai không công nhận ông là một người có tư tưởng dân chủ sớm hơn hết ở Việt Nam.[29]
  • Nhóm tác giả sách Đại cương lịch sử Việt Nam:
Phan Châu Trinh là một tấm gương sáng trong phong trào Duy Tân đầu thế kỷ 20. Ông là một nhà nho yêu nước có nhiều suy nghĩ tiến bộ. Có thể xem ông là người có tư tưởng dân chủ sớm nhất trong số các nhà nho yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ 20.Đặc biệt hơn nữa là con đường ông chọn là con đường dấn thân tranh đấu nhưng ôn hòa, bất bạo động. Đây là điểm khác biệt chính giữa ông và Phan Bội Châu. Phan Châu Trinh xem vấn đề dân chủ còn cấp bách hơn độc lập và tin rằng có thể dùng luật pháp, cách cai trị có quy củ theo kiểu Âu Mỹ để quét sạch những hủ bại của phong kiến. Với tinh thần yêu nước nồng nhiệt, suốt đời gắn bó với vận mệnh đất nước, với cuộc sống sôi nổi, gian khổ và thanh bạch, ông xứng đáng để hậu thế ngưỡng mộ.[30].khác với chủ trương cầu viện ở nước ngoài của Phan Bội Châu và nhiều người, Phan Châu Trinh lại chủ trương "Ỷ Pháp cầu tiến bộ" (Dựa vào người Pháp để cải tạo xã hội). Ở đây, Phan Châu Trinh đã nhận ra mặt thứ hai của Chủ nghĩa thực dân, ấy là mặt xây dựng chứ không chỉ là mặt phá hoại. Tôi cho đó là cái nhìn tiến bộ và xa hơn rất nhiều so với Phan Bội Châu.Từ góc độ của mình Phan Châu Trinh nhìn ra đường hướng "Ỷ Pháp cầu tiến bộ" không phải là đường hướng không sáng suốt. Chúng ta chứng kiến một thực tế về sau này là chính hệ thống giáo dục của nước Pháp đã đào tạo ra một đội ngũ trí thức mà chúng ta vẫn gọi là "thế hệ vàng của trí thức Việt Nam". Và chính những trí thức này sau đó đã góp một phần rất lớn trong việc loại bỏ Chủ nghĩa thực dân và tạo nền móng cho một xã hội hiện đại tại Việt Nam. Có nhìn như thế thì mới thấy hết cái viễn kiến, tầm nhìn của Phan Châu Trinh lúc bấy giờ.[31]
  • Giáo sư Huỳnh Lý:
Phan Châu Trinh là một con người hoạt động, một chí sĩ yêu nước nồng nhiệt, dũng cảm, bất khuất, có đầu óc tổ chức và đầy sáng kiến, có những chủ trương dứt khoát và mạnh bạo, như chủ trương cần phải lật đổ bộ máy phong kiến chứ không thể dựa vào nó, cần phải nâng trình độ nhân dân lên về mọi mặt: dân quyền, dân sinh, dân chủ, và muốn thế phải làm một cuộc vận động "tự lực khai hóa" rộng lớn...Tuy nhiên, vào thời điểm lịch sử của ông, khi thế lực của chủ nghĩa thực dân trên toàn cầu còn rất mạnh, việc ông yêu cầu hết chính phủ ở Đông Dương đến chính khách tư sản ở Pháp, thực hiện cải cách chính trị trước sau đều vấp phải trở lực… nên cuối cùng dẫn ông đến thất bại.Về sáng tác thơ văn, Phan Châu Trinh đã góp phần vào việc thức tỉnh nhân tâm, làm dấy lên phong trào yêu nước sôi nổi trong ba thập niên đầu thế kỷ 20[32].
  • Theo Nguyễn Đức Sự tại Kỷ yếu Hội thảo khoa học về Phan Châu Trinh (tháng 9/1992)[20]:
Sự thực, chủ nghĩa cải lương của Phan Châu Trinh là một hiện tượng nổi bật trong xã hội Việt nam vào những thập kỷ đầu của thế kỷ XX. Nó chứng tỏ Phan Châu Trinh rất quan tâm đến sự tiến bộ và tương lai của nước nhà. Chính vì vậy mà ông muốn cải tạo xã hội Việt Nam lúc đương thời theo con đường cải lương, nghĩa là dựa vào chính phủ Bảo hộ và nước Đại Pháp văn minh để tiến hành cải cách nhằm đưa xã hội Việt Nam tiến lên phía trước. Nhưng chủ trương dựa vào Pháp để thực hành cải lương của ông đã thể hiện một sự nhận thức không đúng về chủ nghĩa tư bản đế quốc và nền văn minh tư bản chủ nghĩa. Ông không lý giải được tại sao các nước tư bản tiên tiến luôn cổ vũ nền dân chủ tự do như nước Pháp lại có thể câu kết với những thế lực phong kiến lỗi thời và phản động để nô dịch và áp bức nhân dân thuộc địa. Vì thế chủ trương dựa vào Pháp để thực hành cải lương chỉ là ảo tưởng và không thể nào đạt được mục đích.Ông còn chỉ rõ một trong những nguyên nhân dẫn đến sự đồi bại của bộ máy quan liêu là sự "dung túng của chính phủ Bảo hộ". Duy ở đây có điều là ông không thấy chính sách sử dụng bộ máy quan liêu sâu mọt như vậy để nô dịch nhân dân là bản chất của thực dân Pháp. Vì thế ông đã cố gắng thuyết phục chính phủ Bảo hộ thay đổi chính sách và tiếp thu những đề nghị của ông về cải cách hệ thống quan lại và mở rộng dân chủ cho nhân dân. Nhưng sự thuyết phục đó không thể thành công.

Từ bên ngoài

Khuôn mặt vĩ đại của Phan Châu Trinh theo tôi là khuôn mặt đáng chú ý nhất trong lịch sử văn hóa và chính trị Việt Nam ở thế kỷ XX, bởi chính ông đã xác định một cách rành mạch, sáng rõ nhất những nan đề (les problematimaques) đặt ra lâu dài mà các thế hệ người Việt Nam sẽ phải và mãi mãi còn phải đảm nhận.[21]Như phần lớn những người khác, Phan Châu Trinh đã thụ động trong giai đoạn đầu tiếp nhận những tư tưởng ngoại lai, ít khi tự vấn mình một cách nghiêm khắc để xác định xem những cái mới bổ sung, mâu thuẫn với những cái cũ như thế nào, hay lựa chọn những cái khác, những quan niệm ban đầu. Đối với Phan Châu Trinh cái cần thiết phải có những hành động cương quyết không bao giờ được cụ thể hóa ra cả. Ông ấy cũng không bao giờ bị cưỡng bách trong việc phân biệt và lựa chọn những phương pháp (có ý thức hay không) đến mức độ như Phan Bội Châu.[33]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phan_Châu_Trinh http://www.erct.com/2-ThoVan/VinhSinh/13-Thu_nhin_... http://www.quyphanchautrinh.org/ http://vi.wikisource.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1o_%C4... http://vi.wikisource.org/wiki/Qu%C3%A2n_tr%E1%BB%8... http://baotanghochiminh.vn/TabId/495/ArticleId/62/... http://thptchonthanh.com.vn/BacHo/chuyen109.htm http://huc.edu.vn/chi-tiet/872/.html http://tuanbaovannghetphcm.vn/lap-lo-hay-ne-tranh-... http://m.vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-hoc/307239... https://web.archive.org/web/20070525065729/http://...